Tin tức

Quy trình xin giấy phép hoạt động tổ chức tư vấn du học

Quy trình xin giấy phép hoạt động tổ chức tư vấn du học – Căn cứ theo quyết định của thủ tướng Chính phủ về việc xin giấy phép tư vấn du học, công ty chúng tôi nắm bắt được tình hình trong nước có rất nhiều người muốn ra nước ngoài học tập để phát triển kiến thức. Tuy nhiên đi học như thế nào và học ở đâu thì đó là việc mà không ai có thể định hướng trước được cho mình. Chính vì vậy mà các tổ chức hoạt động tư vấn du học được ra đời nhằm phục vụ và hướng dẫn các bạn được đi học đúng nơi mà các bạn muốn học.

Oceanlaw là một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ xin giấy phép đào tạo uy tín nhất. Chúng tôi đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong việc làm dịch vụ xin giấy phép thành lập trung tâm tư vấn du học.

Cơ sở pháp lý

– Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/04/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;

– Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục

– Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg ngày 15/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập;

– Thông tư số 10/2014/TT-BGD ĐT ngày 11/04/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài.

Lý do cần phải xin giấy phép

 

Kinh doanh tư vấn du học là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, để kinh doanh dịch vụ tư vấn du học Doanh nghiệp cần đáp ứng 2 điều kiện sau:

– Đã thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức ( có tư cách pháp nhân)

– Có giấy phép tư vấn du học do sở giáo dục đào tạo cấp;

Như vậy, ngành nghề tư vấn du học là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và doanh nghiệp chỉ được kinh doanh khi đáp ứng được điều kiện theo quy định của pháp luật.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học tại Việt Nam

Căn cứ quy định tại Điều 107 – Nghị định số 46/2017/NĐ-CP, quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học, cụ thể:

– Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được thành lập theo quy định của pháp luật.

– Có trụ sở, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

+ Điều kiện phục vụ tư vấn du học:

Khu phòng tư vấn đảm bảo đủ diện tích sử dụng; khu hành chính, văn phòng đảm bảo đủ phòng và điều kiện làm việc cho cán bộ, nhân viên của Trung tâm.

+ Trụ sở: nhà, đất có chủ sở hữu hợp pháp; hợp đồng thuê nhà, đất có công chứng.

+ Phương án phòng cháy, chữa cháy: Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp mà có phương án phòng cháy chữa cháy căn cứ theo quy định tại nghị định số 79/2014/ND-CP, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy và Luật Phòng cháy chữa cháy.

+ Trang thiết bị: Trang bị đầy đủ bàn, ghế, máy văn phòng, máy tính,… phù hợp với quy mô của trung tâm tư vấn du học.

– Đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học:

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tương đương.

+ Có trình độ đại học trở lên.

Hồ sơ xin giấy phép tư vấn du học

 

– Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;

Văn bản đề nghị bao gồm nội dung chủ yếu gồm: Mục tiêu, nội dung hoạt động; khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài; kế hoạch và các biện pháp tổ chức thực hiện; phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro đối với người được tư vấn du học;

– Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

– Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học; bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.”

– Hợp đồng lao động của nhân viên tư vấn trực tiếp tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học.

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu tổ chức hoạt động dịch vụ tư vấn du học.

– Văn bằng tốt nghiệp đại học.

– Giấy giới thiệu.

– Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân.

– Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.

– Chứng chỉ ngoại ngữ.

Thủ tục xin giấy phép tư vấn du học

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép tư vấn du học

Tổ chức xin giấy phép chuẩn bị hồ sơ theo nội dung chúng tôi đã tư vấn ở mục hồ sơ trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy phép tư vấn tới cơ quan đăng ký

Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Giáo dục và Đào tạo nơi kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;

Bước 3: Sở giáo dục đào tạo kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ tư vấn du học

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ, thẩm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ.

Bước 4: Cấp giấy phép hoạt động tư vấn du học cho tổ chức xin phép

Trường hợp đủ điều kiện, cơ quan cấp phép sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; nếu chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức dịch vụ tư vấn du học và nêu rõ lý do.

Bước 5: Điều chỉnh, bổ sung giấy phép tư vấn du học

Trong quá trình hoạt động, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Trình tự điều chỉnh, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học thực hiện như quy định tại khoản 3 Điều này.

https://wikigiaoduc.com/quy-trinh-xin-giay-phep-hoat-dong-to-chuc-tu-van-du-hoc

Những bài viết liên quan

Back to top button