Tin tức

Sơn Epoxy mạ kẽm và những điều bạn có thể chưa biết khi thi công

Ngày nay, sơn Epoxy mạ kẽm đang được mọi người ưa chuộng bởi những ưu điểm tuyệt vời mà nó mang lại. Đây là loại sơn chuyên dụng được dùng như lớp phủ không những bảo vệ mà còn tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt kim loại đã được sơn chống rỉ. Nhưng các bước thi công đúng chuẩn của loại sơn này thì ít ai biết tới. Vì vậy, chúng tôi muốn gửi đến các bạn những bước thi công sơn Epoxy mạ kẽm chuẩn nhất, đơn giản nhất thông qua bài viết ngay sau đây!

1. Những ưu điểm tuyệt vời của sơn Epoxy mạ kẽm.

Đối với những bề mặt có kết cấu thép, nền bê tông hay máy móc, tàu thuyền thường phải tiếp xúc với những điều kiện khắc nghiệt như: axit, nước biển, dầu mỡ, nhiệt độ… Vì vậy, sử dụng dòng sơn này như một lớp phủ bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt kim loại đã sơn lót chống rỉ.
Không những thế, dòng sơn này không những dễ sử dụng mà còn khô nhanh, tạo màng sơn bóng loáng.

Ngoài ra, màu sắc dòng sơn này khá đa dạng giúp bạn chọn lựa được nhiều màu sắc hơn.
Độ phủ khá rộng từ 10- 12 m2/ lít.

sơn epoxy mạ kẽm

2. Phân loại sơn Epoxy mạ kẽm.

Sơn Epoxy được chia thành 2 loại:

+ Sơn mạ kẽm 1 thành thần:  Đây là dòng sơn được sử dụng phổ biến hiện nay bởi giá thành rẻ và được sử dụng trong nhà vì sơn mạ kẽm 1 thành phần thích hợp với điều kiện không chịu khắc nghiệt về môi trường.

+ Sơn mạ kẽm 2 thành phần: Là dòng sơn cao cấp thuộc hệ sơn Epoxy. Với độ dày của màng sơn, độ bền và tuổi thọ cao hơn so với sơn mạ kẽm 1 thành phần thì đương nhiên dòng sơn này sẽ có giá thành cao hơn. Dòng sơn này thường được sử dụng để sơn sắt mạ kẽm ở ngoài trời.

>> Xem thêm những ưu đãi khi trở thành đại lý sơn Epoxy tại: https://sonjymec.com/uu-dai-khi-tro-thanh-dai-ly-son-epoxy-jymec.htm

3. Hướng dẫn cách thi công sơn Epoxy mạ kẽm.

Bước 1: Xử lý bề mặt trước khi thi công.

+ Đối với những công trình có kích thước nhỏ như cửa sắt hay cổng sắt thì bạn nên sử dụng giấy nhám hoặc bàn chải sắt để loại bỏ sạch những vết gỉ và bụi bẩn bám trên bề mặt kim loại. 

Lưu ý: Đảm bảo bề mặt thật khô thoáng và không dính dầu mỡ. Hoặc nếu dính dầu mỡ thì bạn nên dùng dung môi hoặc xăng để loại bỏ vết bẩn bằng khăn khô làm sạch.

+ Còn đối với công trình có kết cấu lớn như ở trong các nhà xưởng công nghiệp: Bạn nên sử dụng những dụng cụ chuyên dụng như: máy phun bi hoặc máy phun cát để làm sạch bề mặt vừa đỡ tốn nhiều công sức và tiết kiệm thời gian. Tùy vào mức chi phí mà bạn đang có mà lựa chọn những phương pháp phù hợp và hữu hiệu nhất. Nhưng điều kiện tiên quyết là phương pháp đó phải đạt tiêu chuẩn SA 2.0 trở lên theo tiêu chuẩn TCVN. 2.

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ sơn.

+ Đối với những công trình có kích thước nhỏ như cửa sắt hay cổng sắt thì ta nên sử dụng các dụng cụ sơn như: rulo, cọ lăn vì giá của những thiết bị này vô cùng hợp lý. Hoặc ta có thể sử dụng những dụng cụ này để dặm trong các công trình kết cấu lớn mà có những khu vực máy móc không thể tiếp cận được. Lưu ý: Khi lựa chọn cọ lăn nên chọn cọ lăn ít tạo bọt khí để khi sơn bề mặt được đẹp nhất nhé!

+ Ngoài ra, nếu bạn muốn quá trình thi công nhanh hơn bạn nên sử dụng súng phun sơn là phương pháp khá phù hợp, bởi nó có thể thi công với tất cả các kết cấu sắt thép, nhưng không thể dùng ở những khu vực nhỏ hẹp. Không những thế sử dụng phương pháp này, khi phun xong thì màng sơn bằng phẳng bóng đẹp. Tuy nhiên nếu thiết bị bị lỗi kỹ thuật sẽ làm tiêu hao một lượng sơn cao. Chính vì thế, lúc thi công cần chú ý kiểm tra thiết bị thường xuyên.

sơn epoxy mạ kẽm hình 2

Lưu ý: Đối với từng loại sơn như sơn chống rỉ và phủ màu nên sử dụng béc phun riêng và không dùng chung. Đồng thời khi thi công nên chú ý phun đều tay tránh khi thi công xong màng sơn chỗ dày chỗ mỏng.

Bước 3: Tiến hành pha sơn và thi công sơn mạ kẽm epoxy.

+ Pha sơn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Thông thường tỷ lệ pha dung môi khoảng 10% thể tích.

+ Đổ sơn đã pha vào thiết bị rồi tiến hành phun lên bề mặt với độ dày 40-50 micromet.

+ Nên tiến hành sơn ở nhiệt độ khoảng 30 độ C sau 6h tiến hành sơn phủ. Tùy theo công trình mà tiến hành sơn phủ màu từ 1-2 lớp với độ dày 30-40 micromet /1 lớp. Lưu ý thi công lớp thứ 2 cách nhau tối thiểu 8h ở nhiệt độ 30 độ C.

+ Đợi 1-2 ngày để lớp sơn khô hẳn. Nên kiểm tra lại bằng cách dùng tay cạo thử nếu sơn không bị bong ra mới đưa ra ngoài trời.

Trên đây là những kiến thức về sơn Epoxy mạ kẽm. Hy vọng với những kiến thức trên có thể giúp bạn đưa ra những ý kiến phù hợp nhất cho công trình bạn đang thi công.

>> Xem thêm: 

Những bài viết liên quan

Back to top button